Chương Trình Tiếng Thơ Đoàn Yên Linh , Qua Giọng Ngâm Thơ Bất Tử Cùng Thời Gian , Tuyển Chọn Những Bài Thơ Hay Và Lãng Mạn Nhất , Bao Gồm 15 Bài Tình Thơ Cực Đặc Sắc.
Trong chương trình gồm có những tác phẩm sau:
1 Ghen - Nguyễn Bính
2 Màu Thời Gian - Đoàn Phú Tứ
3 Biển - Xuân Diệu
4 Tương Tu Chiều - Xuân Diệu
5 Màu Tím Hoa Sim - Hữu Loan
6 Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử
6 Ly Biệt Ngày Nay - Chế Lan Viên
7 Đàn Bầu
8 Gửi TTKH
9 Lại Một Mùa Đông
10 Tiểu Muội
11 Vàm Cỏ Đông
12 Ngày Xưa Hoàng Thị - Phạm Thiên Thư
13 Dạ Khúc
14 Hạ Sơn - Tuệ Sĩ
15 Thồ Em Xuống Phố
Đoàn Yên Linh tên thật Nguyễn Đức Lợi, sinh năm 1939, tại Dĩ An, Bình Dương nhưng nguyên quán ở miền Bắc (Đa Sỹ, Hà Đông). Trước 75, ông làm thư ký cho tòa án, cùng lúc hoạt động mạnh mẽ bên lĩnh vực văn nghệ.Ngay từ thuở thiếu thời, lúc còn đi học, ông đã rất đam mê thơ ca.
Ở quê thỉnh thoảng có các buổi văn nghệ lễ hội, thế nào ông cũng gia nhập với tiết mục không thể thiếu của mình là ngâm thơ.Từ những năm 60, ông bắt đầu được biết tiếng qua chương trình Tao Đàn của Đài Phát Thanh Saigon. Xuất thân từ đó, kế thừa lớp trước, ông đã khẳng định vị trí của mình trong hàng ngũ diễn ngâm làm phong phú thêm số nghệ sĩ ở lãnh vực này.Đoàn Yên Linh còn mở rộng hoạt động ở nhiều nhóm ngâm thơ khác nhau, trong đó có Mây Hồng.
Đó là nhóm thi nhạc giao duyên do ca sĩ Hồng Vân chủ trương thường trình diễn các bài thơ phổ nhạc. Chẳng hạn Màu Tím Hoa Sim thơ Hữu Loan, Phạm Duy phổ nhạc, Phạm Đình Chương phổ nhạc Mộng Dưới Hoa của Đinh Hùng, Nửa Hồn Thương Đau thơ Thanh Tâm Tuyền...
Khi TV trở nên phổ biến trong dân chúng, Mây Hồng không trình diễn trên đài phát thanh mà chủ yếu xuất hiện trên truyền hình, mạnh nhất từ năm 71, 72 trở đi. Đoàn Yên Linh không chỉ ngâm các bài thơ lẻ mà trên đài truyền thanh, ông cũng diễn ngâm các vở kịch thơ dài như Vân Muội, Bến Nước Ngũ Bồ, Bóng Giai Nhân...
cùng với các Cẩm Giang, Tuấn Đăng...Sau 75, như mọi hoạt động văn nghệ khác, ngâm thơ tạm dừng cho đến khoảng năm 1983, Đoàn Yên Linh cùng Chánh Thuần, Bảo Cường bắt đầu đi ngâm thơ và tổ chức các buổi ngâm thơ khắp nơi.
Thoạt tiên tại các ngôi chùa xa gần vào dịp lễ lớn, ra tận miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế... Ông là người hiền hậu nên dễ dàng mở rộng giao du.
Chính nhóm đã góp phần đưa hoạt động văn nghệ tại nhà chùa trở nên quen thuộc hơn, thích ứng với sinh hoạt sôi nổi của thành phố lớn. Về sau, phong trào văn nghệ tại các cơ sở tôn giáo lan rộng nên các nhà thờ cũng mời nhóm ngâm thơ này đến trình diễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét